Tái định cư là gì? Điều kiện để xét tái định cư

CÔNG TY LUẬT TNHH VINCO
 Luật VINCO
Mục lục [ Ẩn ]

Tái định cư là một trong những vấn đề được người dân thực sự quan tâm do sự ảnh hưởng của nó tới nơi sinh hoạt hàng ngày của con người. Thực hiễn thực hiện thủ tục tái định cư cho người dân còn nhiều bất cập và hạn chế. Vậy, tái định cư là gì? Điều kiện để xét tái định cư như thế nào? Thủ tục thực hiện cấp đất tái định cư ra sao, Luật Vinco sẽ giải đáp thắc mắc của quý khách thông qua bài viết dưới đây.


Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013;
  •  Nghị định 47/2014/ NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Tái định cư là gì?

Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay đều chưa có một khái niệm cụ thể về tái định cư.

Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu Tái định cư là một trong những cách thức thực hiện bồi thường của Nhà nước khi tiến hành thu hồi đất. Tái định cư chỉ được thực hiện khi người bị thu hồi đất không còn đất để ở phải di chuyển đến nơi khác; Tái định cư thể hiện chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo cho người bị thu hồi đất ổn định cuộc sống, đảm bảo chính sách an sinh xã hội.

Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát, tái định cư là là việc Nhà nước Nhà nước bố trí, sắp xếp chỗ ở mới cho những người bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở.

Tái định cư là gì? Điều kiện để xét tái định cư
Tái định cư là gì? Điều kiện để xét tái định cư

Các trường hợp được cấp đất tái định cư

Nhà nước cấp đất tái định cư để đảm bảo quyền lợi cho người dân và giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất, tuy nhiên không phải trường hợp nào bị thu hồi đất cũng được hưởng. Các trường hợp được cấp đất tái định cư phải thỏa mãn các trường hợp được quy định rõ trong Điều 6, Nghị định 47/2014/ NĐ-CP dưới đây: 

Trường hợp 1

Đất mà hộ gia đình, cá nhân sở hữu khi bị Nhà nước thu hồi có sổ đỏ hoặc đủ điều kiện cấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật thì được bồi thường bằng đất tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đất bị thu hồi hết
  • Diện tích đất còn lại sau khi bị thu hồi không đủ điều kiện để người dân sinh sống theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 
  • Chủ nhà không còn nhà ở, đất nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi đất bị thu hồi. 

Nhà nước sẽ bồi thường bằng tiền trong trường hợp chủ sở hữu đất người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có nhu cầu bồi thường bằng nhà hay đất tái định cư. 

Trường hợp 2

Trường hợp thửa đất bị thu hồi có nhiều hộ gia đình đồng quyền sử dụng thì UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào quỹ đất/nhà ở tái định cư cũng như tình hình thực tế tại địa phương để quyết định mức hỗ trợ tái định cư cho từng hộ gia đình. 

Trường hợp 3

Đất của cá nhân, hộ gia đình nằm trong khu vực hành lang an toàn khi xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở nhưng chủ thửa đất không có nhà ở, đất nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất trong hành lang thì sẽ được bố trí tái định cư tại khu vực an toàn hơn.

Trường hợp 4

Các cá nhân, hộ gia đình sở hữu đất được hỗ trợ đất tái định cư trong trường hợp:

  • Đất ở nằm trong khu vực môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân
  • Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đe dọa tính mạng của người dân. 

Qua đó có thể thấy rằng, Nhà nước có rất nhiều chính sách để hỗ trợ người dân nằm trong phần đất bị thu hồi, giúp họ nhanh chóng ổn định và phát triển kinh tế. 


Điều kiện để xét tái định cư

Để được xét tái định cư, các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi cần phải thuộc vào một trong các trường hợp dưới đây:

  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật đất đai 2013; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà chưa được cấp.
  • Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà chưa được cấp.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà chưa được cấp.
  • Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà chưa được cấp.
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà chưa được cấp.
  • Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà chưa được cấp.

Thủ tục cấp đất tái định cư

Để được cấp đất tái định cư, gia đình bạn thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ sau đây để xin cấp đất tái định cư:

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Mẫu số 04/ĐK).
  • Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất.
  • Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Đất đai (đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
  • Tờ khai lệ phí trước bạ (Mẫu số 01/LPTB).
  • Tờ khai tiền sử dụng đất (Mẫu số 01/TSDĐ).

Bước 2: Nộp hồ sơ và cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý

Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ các giấy tờ được liệt kê trên, bạn thực hiện nộp hồ sơ tại  Phòng Tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi có đất. Phòng tài nguyên môi trường là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ của bạn.

Bước 3: Trả kết quả

Nếu hồ sơ của bạn hợp lệ, Phòng tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất sẽ tiến hành thủ tục cấp đất tái định cư. Thời gian để thực hiện thủ tục này là không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính và thời gian niêm yết công khai của UBND cấp xã (15 ngày).

Trên đây là toàn bộ những thông tin về pháp luật đất đai do Luật Vinco cung cấp về vấn đề Tái định cư là gì? Điều kiện để xét tái định cư. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về pháp luật đất đai, quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT VINCO

Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 4.2, tầng 4, Ô số 22-23 LK 9, tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc, P. Vạn Phúc, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

Địa chỉ giao dịch: Tầng 5, số 23 Trung Kính, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. hà Nội

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 086 968 3668

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 086 968 3668

– Email: luatvinco@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bình chọn
Đặt câu hỏi cho luật sư

Hãy đặt câu hỏi tại đây để nhận sự tư vấn từ Luật sư của VINCO

Bình luận