Hiện nay, nhiều người vẫn đang thắc mắc về chi phí công chứng khi tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, việc tra cứu chi phí công chứng sang tên nhà đất vô cùng khó khăn và phí công chứng sẽ phụ thuộc vào từng khu vực cũng như từng văn phòng công chứng. Qua bài viết này, Luật Vinco xin gửi đến quý bạn đọc bài viết chi tiết về phí công chứng sang tên nhà đất để quý bạn đọc nắm rõ.
Cơ sở pháp lý
- Luật Công chứng 2014;
- Luật Đất đai 2013;
- Thông tư 257/2016/TT-BTC, quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng, phí chứng thực, phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng, phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng, lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
Phí công chứng sang tên nhà đất là gì?
Phí công chứng sang tên nhà đất được hiểu là các khoản chi phí, thù lao để thực hiện hoạt động công chứng khi các bên có nhu cầu giao kết hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.
Cụ thể tại khoản 1, Điều 66 Luật Công chứng 2014 thì
1. Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.
Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.
Phí công chứng sang tên nhà đất là bao nhiêu?
Khi tiến hành công chứng sang tên nhà đất, các chi phí công chứng đối với hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất được tính như sau:
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch nhà đất được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch, cụ thể:
- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
Mức phí công chứng phải nộp là:
TT | Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch | Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 | Dưới 50 triệu đồng. | 50.000 đồng |
2 | Từ 50 – 100 triệu đồng. | 100.000 đồng. |
3 | Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng. | 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch. |
4 | Từ trên 01 – 03 tỷ đồng. | 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng. |
5 | Từ trên 03 – 05 tỷ đồng. | 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng. |
6 | Từ trên 05 – 10 tỷ đồng. | 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng. |
7 | Từ trên 10 – 100 tỷ đồng. | 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng. |
8 | Trên 100 tỷ đồng. | 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp). |
Trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thỏa thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng tính như sau:
Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng | = | Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch | x | Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định |
Thủ tục công chứng sang tên nhà đất tại tổ chức hành nghề công chứng
Khi tiến hành mua bán nhà đất, các bên phải công chứng hợp đồng mua bán. Sau đây là thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất, bao gồm hồ sơ cần chuẩn bị và trình tự, thủ tục công chứng.
Căn cứ Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014 thì các bên cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của các bên tham gia giao dịch (của cả vợ và chồng);
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn);
Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu công chứng
Đánh giá yêu cầu của pháp luật với người công chứng:
- Cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (nếu không sẽ từ chối yêu cầu công chứng).
Kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ công chứng:
- Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung cho hợp lệ với quy định pháp luật.
Bước 2. Thực hiện công chứng
- Người yêu cầu công chứng (2 bên mua bán) đọc lại toàn bộ hợp đồng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng.
- Người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng (việc ký phải thực hiện trước mặt công chứng viên).
- Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính các giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu.
- Ghi lời chứng, ký và đóng dấu.
Bước 3: Tiến hành lưu trữ
- Sau khi hoàn tất việc ký kết, công chứng hợp đồng. Tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành việc lưu trữ hồ sơ công chứng. Việc lưu trữ được tiến hành theo quy định của pháp luật và phục vụ khi thanh kiểm tra cũng như để các bên tham gia giao dịch xin các bản trích lục sau này.
Trên đây là toàn bộ những thông tin do Luật Vinco giả đáp thắc mắc về phí công chứng sang tên nhà đất theo quy định hiện hành. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về dịch vụ, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất quý độc giả vui lòng liên hệ:
LUẬT VINCO
Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 4.2, tầng 4, Ô số 22-23 LK 9, tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc, P. Vạn Phúc, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
Địa chỉ giao dịch: Tầng 5, số 23 Trung Kính, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 086 968 3668
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 086 968 3668
– Email: luatvinco@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.