Mức cấp dưỡng cho con cái sau li hôn là bao nhiêu?

CÔNG TY LUẬT TNHH VINCO
 Luật VINCO
Mục lục [ Ẩn ]

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là bao nhiêu, theo phương thức nào, đến khi nào? Để trả lời được vấn đề Mức cấp dưỡng cho con cái sau li hôn là bao nhiêu? hãy cùng Luật Vinco tìm hiểu rõ thông qua bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý:

  • Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
  • Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn và thỏa thuận được quyền nuôi con hoặc được Tòa án giải quyết việc nuôi con, bên không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bên trực tiếp nuôi con theo quy định của pháp luật. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”.

Như vậy, sau khi ly hôn mà cha, mẹ không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Việc cấp dưỡng chỉ áp dụng nếu tại thời điểm cha mẹ ly hôn mà con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và cũng không có tài sản để tự nuôi sống bản thân. Việc cấp dưỡng được duy trì đến khi con chưa thành niên đủ tuổi lao động, đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tài sản có thể tự nuôi sống bản thân.

Mức cấp dưỡng cho con cái sau li hôn là bao nhiêu?
Mức cấp dưỡng cho con cái sau li hôn là bao nhiêu?

Mức cấp dưỡng cho con cái sau li hôn là bao nhiêu?

Mức cấp dưỡng nuôi con của cha/mẹ sau khi ly hôn được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:

“Điều 116. Mức cấp dưỡng

Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Như vậy, mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn của người có nghĩa vụ cấp dưỡng được pháp luật ưu tiên cho các bên trong quan hệ cấp dưỡng được tự thỏa thuận về mức cấp dưỡng, căn cứ này dựa trên thu nhập, khả năng lao động về thực tế của người cấp dưỡng cũng như xác minh về nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, ví dụ như mức cấp dưỡng tại nông thôn sẽ thấp hơn mức cấp dưỡng tại thành thị, mức cấp dưỡng đảm bảo phù hợp với bên cấp dưỡng và trong điều kiện kinh tế đối với bên cấp dưỡng. Nếu các bên không thể thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức cấp dưỡng dựa theo thực tế.

Tòa án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con của cha, mẹ sau khi ly hôn dựa trên sự tính toán “những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con”, cụ thể là bao nhiêu thì tùy thuộc vào “từng trường hợp cụ thể, và vào khả năng của mỗi bên” (Hướng dẫn tại Mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà mức cấp dưỡng sẽ được Tòa án quy định, mức cấp dưỡng phải đảm bảo được chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con, nhưng cũng phải dựa vào khả năng kinh tế của người cấp dưỡng. Sau khi thỏa thuận được mức cấp dưỡng hoặc Tòa án có quyết định cụ thể các bên nên giữ lại văn bản thỏa thuận cấp dưỡng hoặc quyết định cấp dưỡng của Tòa án làm căn cứ, tránh trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc bên trực tiếp nuôi dưỡng lại đòi mức cấp dưỡng cao hơn.

Phương thức cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Việc lựa chọn phương thức cấp dưỡng như thế nào do các bên tự nguyện thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì phương thức cấp dưỡng được quyết định là hàng tháng, hoặc cũng có thể thỏa thuận đổi phương thức cấp dưỡng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin do Luật Vinco giải đáp thắc mắc về Mức cấp dưỡng cho con cái sau li hôn là bao nhiêu? Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về dịch vụ, thủ tục giải quyết ly hôn nhanh quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT VINCO

Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 4.2, tầng 4, Ô số 22-23 LK 9, tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc, P. Vạn Phúc, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

Địa chỉ giao dịch: Tầng 5, số 23 Trung Kính, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. hà Nội

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 086 968 3668

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 086 968 3668

– Email: luatvinco@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bình chọn
Đặt câu hỏi cho luật sư

Hãy đặt câu hỏi tại đây để nhận sự tư vấn từ Luật sư của VINCO

Bình luận