Mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai

CÔNG TY LUẬT TNHH VINCO
 Luật VINCO
Mục lục [ Ẩn ]

Hiện nay, khi xảy ra tranh chấp đất đai thì các bên có bắt buộc phải tiến hành thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai không? Mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện như thế nào? Trong bài viết này, Luật Vinco sẽ giúp các bạn nắm được cách soạn Mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai theo pháp luật hiện hành.


Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013;

Tranh chấp đất đai là gì?

Căn cứ vào khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của giữa các bên trong mối quan hệ về đất đai.

Hiện nay, có những trường hợp tranh chấp đất đai điển hình như sau:

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Đây là tranh chấp giữa các bên trong mối quan hệ đất đai để xác định xem ai chính là người có quyền sử dụng hợp pháp quyền sử dụng đất.

- Tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ sử dụng đất: Điển hình là những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong mối quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất.

- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: Đây là tranh chấp thường xảy ra giữa người sử dụng đất với cơ quan nhà nước do việc sử dụng đất sai với mục đích lúc được giao, cho thuê đất.

Trong những loại tranh chấp đất đai điển hình được nêu trên thì tranh chấp về quyền sử dụng đất là thường gặp nhất hiện nay.

Mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai
Mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai

Thế nào là hòa giải tranh chấp đất đai?

Tranh chấp đất đai hiện nay xảy ra rất phổ biến và phức tạp, một trong những biện pháp giải quyết tối ưu để hạn chế các bên tranh chấp khởi kiện ra Tòa án đó chính là hòa giải tại các Ủy ban nhân dân, xã, phường, thị trấn.

Vậy, hòa giải nghĩa là tự chấm dứt các tranh chấp hay xích mích giữa các bên bằng sự thương lượng với nhau hay qua sự trung gian bằng một người khác. Là thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết vấn đề của mình một cách ổn thỏa.

Hòa giải thường được tiến hành sau khi các bên tranh chấp thương lượng không đạt hiệu quả. Hòa giải thành công thì sẽ giữ được đoàn kết giữa các bên cũng như tránh được việc kiện tụng kéo dài và tốn kém.

Qua những căn cứ về quan niệm trên về hòa giải, ta có thể hiểu khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai như sau: Hòa giải tranh chấp đất đai là tự chấm dứt các mâu thuẫn, tranh chấp trong khi sử dụng đất giữa các bên với nhau bằng sự thương lượng hoặc qua sự trung gian bằng một người khác.


Mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…….ngày…..tháng….. năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)....................................

Họ và tên: ................................................................................................

Sinh năm:.................................................................................................

CMND/CCCD số: ....................................................................................

Ngày cấp: ………………… nơi cấp:.........................................................

Nơi ở hiện nay: .......................................................................................

Nơi đăng ký thường trú tại: ....................................................................

Tôi viết đơn này đề nghị UBND xã (phường, thị trấn) giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình ông (bà):......................................................

Tôi trình bày sự việc như sau:...............................................................

...............................................................................................................

..............................................................................................................

..............................................................................................................

..............................................................................................................

.............................................................................................................

Đến nay, mặc dù hai bên đã thương lượng và tự hòa giải nhưng không thể giải quyết tranh chấp trên. Do vậy, tôi làm đơn này đề nghị UBND xã (phường, thị trấn) tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia đình ông: ……, trú tại …………….. nhằm xác định người có quyền sử dụng đối với diện tích đang xảy ra tranh chấp theo đúng quy định.

Tôi cam đoan với UBND những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật.

Kính mong UBND xem xét đơn đề nghị và sớm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định.

Tôi chân thành cảm ơn !

           Tài liệu kèm theo:                                     NGƯỜI VIẾT ĐƠN

           -...........................                                        (ký, ghi rõ họ tên)


Cách viết đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai

- Kính gửi: Ủy ban nhân dân + tên xã, phường, thị trấn nơi có đất xảy ra tranh chấp.

- Trình bày sự việc: Người viết đơn phải thuật lại sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai giữa các bên tranh chấp đất đai theo tiến trình thời gian (thứ tự trước sau); nêu rõ hành vi của người có hành vi dẫn tới tranh chấp như lấn, chiếm (nếu có); nêu sự việc đã tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải viên tại cơ sở (nếu có).

- Nêu yêu cầu giải quyết: Tùy thuộc vào loại tranh chấp trên thực tế mà người viết đơn nêu yêu cầu tương ứng, nhưng hầu hết đều có yêu cầu tổ chức hòa giải để xác định diện tích đất tranh chấp thuộc về ai (xác định ai có quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tranh chấp).

- Tài liệu kèm theo (nếu có): Thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng), hợp đồng chuyển nhượng quyền xử dụng đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất khác, văn bản ghi nhận ý kiến của người biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất.

Tuy nhiên, tài liệu kèm theo không bắt buộc phải có vì nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp đối với đất chưa được cấp giấy chứng nhận và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai.


Nộp yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai ở đâu?

Căn cứ vào Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

Trên đây là toàn bộ những thông tin do Luật Vinco giả đáp thắc mắc về Mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về Mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT VINCO

Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 4.2, tầng 4, Ô số 22-23 LK 9, tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc, P. Vạn Phúc, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

Địa chỉ giao dịch: Tầng 5, số 23 Trung Kính, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. hà Nội

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 086 968 3668

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 086 968 3668

– Email: luatvinco@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
Đặt câu hỏi cho luật sư

Hãy đặt câu hỏi tại đây để nhận sự tư vấn từ Luật sư của VINCO

Bình luận