Công ty Luật VINCO cung cấp tới Quý khách hàng, Quý doanh nghiệp dịch vụ Cung cấp giấy phép đa dạng các lĩnh vực:
- Giấy phép tư vấn du học
- Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy phép quảng cáo Công bố mỹ phẩm
- Đăng ký lưu hành thuốc
Thủ tục mở Trung tâm tư vấn Du học
Tư vấn du học là một trong những ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, do đó sau khi đăng ký kinh doanh, tổ chức muốn hoạt động dịch vụ tư vấn du học phải xin cấp giấy phép con tại Sở GDĐT thì mới được phép hoạt động theo quy định của nghị định 46/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 135/2018/NĐ-CP). Như vậy thì điều kiện, quy trình, hồ sơ, thủ tục để được tư vấn du học như thế nào? Sau đây Luật VINCO sẽ làm rõ các vấn đề mà khách hàng quan tâm về tư vấn du học.

I. ĐIỀU KIỆN MỞ TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC
1. Điều kiện về tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật dưới các hình thức sau:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Các đơn vị sự nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
- Tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Điều kiện về trụ sở hoạt động
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động như bàn, ghế, bảng, máy tính, máy chiếu, điện thoại, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy ở mỗi tầng... để phục vụ tốt hoạt động dịch vụ tư vấn du học.
- Nhà đất, văn phòng có chủ sở hữu hợp pháp (có hợp đồng thuê, mượn trụ sở nơi đặt trụ sở của trung tâm có công chứng hoặc bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất nơi đặt trụ sở trung tâm);
- Hợp đồng thuê nhà đất, văn phòng có công chứng, chứng thực.
3. Điều kiện trang thiết bị phục vụ tư vấn
- Khu tư vấn, phòng định hướng: Diện tích sử dụng đảm bảo, trang thiết bị đầy đủ bàn ghế, máy tính, máy chiếu,....
- Khu hành chính, văn phòng: Đảm bảo đủ phòng làm việc và trang thiết bị phục vụ công việc cho nhân viên theo quy mô của cơ sở/trung tâm.
4. Điều kiện về đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn
- Có trình độ đại học trở lên;
- Sử dụng ít nhất một ngoại ngữ và có chứng chỉ công nhận từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương (Bằng B2; Chứng chỉ IELTS 5.5-6.5; TOEIC 600 trở lên,...)
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. HỒ SƠ, THỦ TỤC PHÁP LÝ XIN CẤP PHÉP TƯ VẤN DU HỌC
1. Thành phần hồ sơ Thành lập trung tâm tư vấn du học:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; với những nội dung chủ yếu gồm:
- Mục tiêu, nội dung hoạt động
- Khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài.
- Kế hoạch và các biện pháp tổ chức thự hiện.
- Phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người tư vấn du học.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Bản sao chứng thực);
- Bảng kê cơ sở vật chất;
- Danh sách đội ngũ nhân viên;
- Hồ sơ của Giám đốc:
- CMND/CCCD (Bản sao chứng thực)
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương (Bản chính)
- Trong trường hợp Giám đốc trực tiếp tư vấn, hồ sơ còn có: Bằng Đại học, Chứng chỉ ngoại ngữ, Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học (Bản sao chứng thực).
- Hồ sơ của nhân viên trực tiếp tư vấn
- CMND/CCCD (Bản sao chứng thực)
- Bằng Đại học (Bản sao chứng thực)
- Chứng chỉ ngoại ngữ (Bản sao chứng thực)
- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học (Bản sao chứng thực)
- Hồ sơ của nhân viên khác (Kế toán, tuyển sinh, hành chính nhân sự)
- CMND/CCCD (Bản sao chứng thực)
- Bằng Đại học (Bản sao chứng thực)
- Hợp đồng thuê nhà có công chứng (Nếu thuê địa điểm)
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.
- Hợp đồng liên kết với trung tâm ngoại ngữ.
- Biên bản phòng cháy, chữa cháy.
2. Thủ tục nộp hồ sơ
Bước 1: Vào website: https://dichvucong.hanoi.gov.vn
Bước 2: Chọn đăng ký trực tuyến => chọn: Nộp hồ sơ tại Sở/ngành
Bước 3: Chọn Sở Giáo dục và Đào tạo =>chọn Giáo dục Đào tạo =>chọn Mức 4
Tại Từ khóa: gõ Cấp GCN đăng ký kinh doanh dịch vụ Tư vấn du học -> Bấm Tìm kiếm -> sau đó bấm chọn thực hiện.
Bước 4: Điền đầy đủ các thông tin yêu cầu; Lưu ý mục (*) là bắt buộc phải nhập đầy đủ thông tin. Tổ chức công dân gửi tập tin đính kém theo quy định của hồ sơ (tất cả hồ sơ đính kèm phải chụp ảnh bản chính dấu đỏ hoặc bản sao có chứng thực)
Bước 5: Tích vào ô: Tôi xin chịu trách nhiệm.
Bước 6: Nhấn vào Tiếp tục sau nhập mã xác nhận theo hướng dẫn, đến khi giao diện xuất hiện: Đã gửi thông tin thành công.
Hy vọng những thông tin về thủ tục mở trung tâm tư vấn du học mà Luật VINCO chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu cần tư vấn thêm mời gọi tới số 0886302299để được chúng tôi tư vấn miễn phí.
Thủ tục công bố mỹ phẩm
Luật VINCO xin giới thiệu chi tiết các điều kiện, giấy tờ, lệ phí,... thủ tục công bố mỹ phẩm giúp Quý khách hàng, Quý công ty thuận lợi hơn trong việc công khai một sản phẩm mới ra thị trường đúng theo pháp luật hiện hành.

1. Điều kiện để thực hiện việc đăng ký công bố mỹ phẩm
Các cá nhân tổ chức kinh doanh mỹ phẩm cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Đơn vị, Doanh nghiệp công bố phải có mã ngành kinh doanh mỹ phẩm
- Nếu mỹ phẩm đăng ký công bô có nguồn gốc nội địa (tức được sản xuất trong nước) thì phải có giấy phép sản xuất mặt hàng mỹ phẩm đó đã được đóng dấu bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với mỹ phẩm nhập khẩu phải có giấy chứng nhận cho phép lưu hành sản phẩm tự do và có kèm theo bản ủy quyền phân phối tại Việt Nam của nhà sản xuất.
- Đơn vị, Doanh nghiệp công bố phải cam kết thành phần mỹ phẩm không có các chất cấm và hàm lượng các chất hạn chế sử dụng không vượt quá giới hạn cho phép.
- Các đơn vị, doanh nghiệp đã từng công bố các sản phẩm trước đó phải thực hiện thủ tục báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh mỹ phẩm lên sở Y tế và bộ Y tế định kì hàng năm.
2. Hồ sơ xin công bố mỹ phẩm
#2.1. Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước:
Hồ sơ công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước bao gồm:
- Phiếu công bố mỹ phẩm theo mẫu chung của Bộ Y Tế;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư đối với đơn vị tiến hành công bố; Trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (có chứng thực hợp lệ);
- Bản gốc Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho đơn vị phân phối được nhà sản xuất ủy quyền tiến hành công bố (Nội dung ủy quyền phải đúng và đầy đủ theo quy định của Bộ y tế)
- Đĩa CD chứa hồ sơ công bố (file mềm phiếu công bố và giấy tờ kèm hồ sơ công bố)
- Bản sao chứng thực giấy phép sản xuất của nhà sản xuất mỹ phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho đơn vị sản xuất;
- Văn bản chứng minh về thành phần của sản phẩm với những sản phẩm mỹ phẩm có thành phần bắt buộc phải chứng minh công dụng, tác hại theo quy định của Luật;
#2.2. Đối với Mỹ phẩm nhập khẩu
Hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu bao gồm:
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
Yêu cầu:
- CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp;
- CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự.
- Bản thông tin và công thức thành phần của sản phẩm: Ghi đầy đủ các thành phần cấu tạo; hàm lượng hoặc tỷ lệ phần trăm của từng thành phần.
3. Thẩm quyền giải quyết
Nơi tiếp nhận và xử lí hồ sơ công bố mỹ phẩm được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể như sau:
- Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế.
- Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước: Tổ chức, cá nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất.
- Đối với mỹ phẩm kinh doanh trong các phạm vi khác sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lí mỹ phẩm.
4. Quy trình thực hiện
Để được cơ quan nhà nước xem xét và cấp giấy công bố mỹ phẩm các cá nhân/tổ chức phải thực hiện thủ tục đăng ký cấp phiếu thông qua quy trình sau:
- Bước 1: Cá nhân/tổ chức chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm;
- Bước 3: Xem xét, thẩm định hồ sơ công bố mỹ phẩm. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa nội dung trong hồ sơ sao cho hợp lệ.
- Bước 4: Ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm khi hồ sơ hợp lệ.
5. Thời hạn thực hiện
Theo quy định của pháp luật thì hồ sơ dịch vụ công bố mỹ phẩm sẽ mất 03 ngày làm việc để tiếp nhận và xét duyệt, sau đó cấp số công bố mỹ phẩm cho đơn vị đăng kí kể từ ngày nộp hồ sơ. Tuy nhiên, thực tế thì đơn vị đăng kí có thể sẽ phải chờ lên đến 20 ngày làm việc.
Sau khi có số tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm, sản phẩm được tự do lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam
6. Thời hạn hiệu lực của phiếu công bố
Số tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm có giá trị 05 năm. Các tổ chức, cá nhân phải tiến hành gia hạn trước khi số tiếp nhận hồ sơ hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy định.
7. Lệ phí công bố mỹ phẩm
Theo biểu mức thu phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm của Thông tư 277/2016/TT-BTC ban hành ngày 14/11/2016 nêu rõ lệ phí thẩm định công bố mỹ phẩm là 500.000 đồng cho một mặt hàng. Điều đó có nghĩa số lượng mặt hàng mà cơ sở kinh doanh dự định công bố càng nhiều chi phí sẽ càng cao. Mức phí này được áp dụng đồng thời cho cả mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước.
Hy vọng toàn bộ những chia sẻ về thủ tục công bố mỹ phẩm mà Luật VINCO chia sẻ giúp ích nhiều cho bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc hoặc cần một địa chỉ tư vấn và hỗ trợ thực hiện, mời bạn gọi đến số Hotline 0886302299 chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
THỦ TỤC THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ
1. Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
- Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
- Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Điều kiện để thành lập trung tâm ngoại ngữ
- Điều kiện đầu tiên là trước khi mở trung tâm phải thành lập công ty có mã ngành về giáo dục theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.
- Điều kiện thứ 2 là UBND cấp xã/phường/thị trấn tại địa phương nơi người có nhu cầu mở trung tâm ngoại ngữ đã có quy hoạch giáo dục từ trước, để có thể mở trung tâm dạy ngoại ngữ tại đây cần đáp ứng đủ các điều kiện quy hoạch mà địa phương đã đưa ra. Do đó để đáp ứng điều kiện này cần thực hiện thủ tục xin xác nhận của cơ quan phê duyệt trên, cơ quan này sẽ thẩm tra hồ sơ xin xác nhận của người có nhu cầu và đối chiếu với quy hoạch giáo dục của địa phương đã đưa ra từ trước để cấp xác nhận chấp thuận.
- Điều kiện thứ 3 là người có nhu cầu mở trung tâm cần chuẩn bị một đề án thành lập trung tâm dạy ngoại ngữ, trong đề án cần nêu rõ: Mục tiêu thực hiện của trung tâm dạy ngoại ngữ khi mở, nhiệm vụ của trung tâm ngoại ngữ mở ra là gì, chương trình và nội dung đào tạo là gì (nêu rõ thông tin nội dung để thẩm định), kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ với giáo viên, nhân viên tại trung tâm ngoại ngữ là gì? Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến (nộp kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nơi mà trung tâm ngoại ngữ đặt trụ sở hoặc hợp đồng thuê nhà, đất), nêu rõ sơ đồ tổ chức quản lý và giảng dạy của trung tâm, tài chính và chi phí mà trung tâm dự kiến đầu tư; định hướng xây dựng và phát triển trung tâm.
- Điều kiện thứ 4 là trung tâm phải đáp ứng các điều kiện để bảo đảm trình độ chuyên môn phù hợp mà luật định như về các yêu cầu dành cho kế toán và tiêu chuẩn, yêu cầu cho thủ quỹ phải đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. Về điều kiện cho số lượng giáo viên của trung tâm thông thường phải bảo đảm tỷ lệ theo quy định trung bình là không quá 25 học viên/1 giáo viên/ca học.
- Điều kiện thứ 5 là phải đáp ứng đủ các điều kiện về phòng học được quy định như sau:
- Điều kiện cơ bản đầu tiên là phải có đủ các phòng học theo quy định, các phòng chức năng phải phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu của các chương trình đào tạo; các văn phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu các tổ chức của trung tâm để phục vụ cho công tác đào tạo và công tác quản lý.
- Điều kiện tiếp theo là về chất lượng của các phòng học như sau các phòng học phải đáp ứng có đủ ánh sáng, đáp ứng các điều kiện diện tích tối thiểu để bảo đảm là 1,5 m2/học viên/ca học.
- Điều kiện thứ 6 là về giáo trình, tài liệu, các thiết bị phục vụ giảng dạy (như máy chiếu, tranh ảnh…) phải đáp ứng đủ điều kiện học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có môi trường và nơi để học viên có thể thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.
- Điều kiện thứ 7 về giám đốc trung tâm ngoại ngữ phải có đầy đủ các điều kiện sau:
- Là người điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan cấp trên của trung tâm ngoại ngữ về mọi hoạt động của mình trong quá trình hoạt động.
- Có lý lịch nhân thân tốt,
- Có năng lực chuyên môn quản lý tốt,
- Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học
- Có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương,
- Đã có kinh nghiệm quản lý và giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ khác trước đó 3 năm.
3. Thủ tục thành lập trung tâm
Bước 1: Thành lập công ty có mã ngành giáo dục
- Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông (nếu là công ty cổ phần), Danh sách hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
- Bản sao có chứng thực giấy tờ tùy thân (CMND, CCCD, Hộ chiếu,...) của những người thành lập công ty
- Giấy ủy quyền cho người nộp (nếu có)
- Hồ sơ được gửi cho Sở Kế hoạch và đầu tư
- Hoàn tất thủ tục sẽ nhận được Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp
Bước 2: Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Sở Giáo dục và Đào tạo nơi mở trung tâm
- Hồ sơ bao gồm:
+ Một tờ trình xin thành lập trung tâm ngoại ngữ
+ Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, đề án theo thông tin dự kiến mở trung tâm, gồm các nội dung sau:
- Tên trung tâm;
- Chương trình và nội dung đào tạo (nêu rõ thông tin nội dung để thẩm định);
- Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ với giáo viên, nhân viên tại trung tâm ngoại ngữ;
- Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến (nộp kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nơi mà trung tâm ngoại ngữ đặt trụ sở hoặc hợp đồng thuê nhà, đất);
- Nêu rõ sơ đồ tổ chức quản lý và giảng dạy của trung tâm, tài chính và chi phí mà trung tâm dự kiến đầu tư;
- Định hướng xây dựng và phát triển trung tâm.
+ Quyết định thành lập trung tâm do người có thẩm quyền cấp căn cứ theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập các trung tâm ngoại ngữ.
+ Danh sách trích ngang của cán bộ quản lý và giáo viên tham gia giảng dạy.
+ Một bộ nội quy riêng hoạt động giáo dục của trung tâm.
+ Danh sách về trang thiết bị làm việc của văn phòng, lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà trên đất); Vẽ và biểu thị trên văn bản bằng hình sơ đồ của văn phòng, lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo.
Danh sách nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm.
+ Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học.
- Nộp hồ sơ cho Bộ giáo dục và đào tạo địa phương để xét duyệt thành lập trung tâm
- Thời gian xử lý: 15 ngày làm việc.