Đất lấn chiếm là gì? cách giải quyết đất lấn chiếm

CÔNG TY LUẬT TNHH VINCO
 Luật VINCO
Mục lục [ Ẩn ]

Lấn chiếm đất là tình trạng diễn ra phổ biến trong xã hội. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất. Vậy pháp luật đã đưa ra những biện pháp xử lý như thế nào đối với hành vi lấn chiếm đất? Đất lấn chiếm là gì? cách giải quyết đất lấn chiếm Luật Vinco sẽ giải đáp thắc mắc của quý khách thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  •  Luật đất đai 2013;
  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013;
  • Thông tư 23/2014/TT-BTNM quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Đất lấn chiếm được hiểu như thế nào?

Đất lấn chiếm là những thửa đất mà việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai, đất lấn chiếm vẫn có thể được cấp sổ đỏ nếu đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Mảnh đất lấn chiếm đó phải đang được sử dụng ổn định;
  • Mảnh đất lấn chiếm đó hiện đang không có tranh chấp.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Thời gian lấn, chiếm phải xảy ra trước ngày 01/7/2014, sau ngày 01/7/2014 hành vi lấn, chiếm đất là vi phạm pháp luật.
  • Chỉ hộ gia đình, cá nhân mới được cấp, không áp dụng với tổ chức.
  • Không phải tất cả các trường hợp lấn, chiếm đều được được cấp sổ đỏ mà chỉ có người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà không có tranh chấp thì được cấp sổ đỏ.

Trường hợp đất bị lấn chiếm giải quyết thế nào?

Để bảo vệ hành quyền sử dụng đất khi bị  lấn chiếm đất đai, chủ sở hữu cần thực hiện các phương thức bảo vệ sau:

Thủ tục hòa giải cơ sở

Khoản 3, 4 Điều 202 Luật Đất Đai 2013 quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác”.

  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Như vậy, trước hết các bên cần tiến hành hòa giải theo quy định. Sau khi hòa giải không thành người bị lấn chiếm tiến hành thủ tục khởi kiện ra Tòa án theo quy định.

Thủ tục khởi kiện buộc trả lại đất đã lấn chiếm

Hồ sơ khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật

  • Đơn khởi kiện
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo
  • Giấy tờ nhân thân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…)

Để buộc người lấn chiếm trả lại đất, người khởi kiện cần tiến hành các thủ tục cần thiết để được Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp như sau:

  •  Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nơi có đất bị lấn chiếm giải quyết trong thời hiệu pháp luật quy định
  •  Tòa ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí khi hồ sơ hợp lệ
  • Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí rồi nộp lại biên lai cho Tòa
  • Tòa án ra quyết định thụ lý và tiến hành thủ tục cần thiết để giải quyết.

Trường hợp đất lấn chiếm được cấp sổ đỏ

Theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 thì có 03 trường hợp mà đất lấn chiếm được cấp sổ đỏ như sau:

  • Trường hợp 1: Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng mà sử dụng ổn định và không có tranh chấp.

Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác mà đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

  • Trường hợp 2: Thửa đất là đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp.

Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ mà không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

  • Trường hợp 3: Thửa đất là đất lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

Thửa đất lấn chiếm không thuộc trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về pháp luật đất đai do Luật Vinco cung cấp về vấn đề Đất lấn chiếm là gì? cách giải quyết đất lấn chiếm. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về pháp luật đất đai, quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT VINCO

Địa chỉ: Phòng 4.2, tầng 4, Ô số 22-23 LK 9, tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc, P.Vạn Phúc, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 086 968 3668

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 086 968 3668

– Email: luatvinco@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bình chọn
Đặt câu hỏi cho luật sư

Hãy đặt câu hỏi tại đây để nhận sự tư vấn từ Luật sư của VINCO

Bình luận