Bạn chọn loại hình doanh nghiệp nào?

CÔNG TY LUẬT TNHH VINCO
 Luật VINCO
Mục lục [ Ẩn ]

Nhà nhà kinh doanh, người người kinh doanh trở thành một xu hướng phát triển kinh tế trong xã hội hiện nay. Thành lập công ty - hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình là một quyết định vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự nghiệp của cá nhân và cuộc sống của gia đình nhà đầu tư.

Khi mới thành lập công ty, nhiều nhà đầu tư băn khoăn không biết chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp với điều kiện của mình. Công ty Luật VINCO xin giới thiệu một số điều cần biết về loại hình doanh nghiệp để các nhà đầu tư lựa chọn, tránh rủi ro có thể xảy ra.

loại hình doanh nghiệp
Các loại hình doanh nghiệp 

Luật Doanh nghiệp năm 2014 phân chia ra 05 (năm) loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH Một thành viên, Công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh.

1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Được lựa chọn khi chỉ có 01 thành viên sáng lập là cá nhân. Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đối với mức vốn đầu tư vào doanh nghiệp; có quyền quyết định đối với cơ cấu tổ chức của công ty; có quyền hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh; cơ cấu tổ chức đơn giản; được quyền tăng/giảm vốn đầu tư; chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng.

Hạn chế: Chủ Doanh nghiệp tư nhân luôn có tính rủi ro cao do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Được lựa chọn khi chỉ có 01 thành viên sáng lập là cá nhân hoặc tổ chức. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ. Chủ sở hữu có quyền quyết định cao nhất. Hạn chế: Không được giảm vốn điều lệ, không được phát hành cổ phần => bị hạn chế khi cần huy động vốn.

Trong trường hợp có một chủ thể bỏ vốn ra thành lập doanh nghiệp thì nên lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để tránh rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo khối tài sản riêng của chủ doanh nghiệp.

3. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN

Được lựa chọn khi có ít nhất 02 thành viên sáng lập là cá nhân hoặc tổ chức. Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, nên ít gây rủi ro cho người góp vốn. Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

Hạn chế: không được phát hành cổ phần => bị hạn chế khi cần huy động vốn.

4. CÔNG TY CỔ PHẦN

Được lựa chọn khi có ít nhất 03 cổ đông sáng lập là cá nhân hoặc tổ chức. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên ít gây rủi ro cho người góp vốn. Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phần. Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng.

Hạn chế: Bộ máy quản lý điều hành phức tạp, cần nhiều người, tốn kém chi phí; việc chuyển nhượng cổ phần dễ dàng nên thường có sự thâm nhập của người lạ vào công ty, thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích, dẫn đến mâu thuẫn nội bộ trong công ty.

5. CÔNG TY HỢP DANH

Được lựa chọn khi có ít nhất 02 thành viên sáng lập là cá nhân. Ngoài thành viên hợp danh còn có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người quen biết, tin tưởng nhau.

Hạn chế: chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
Hi vọng những điều cần biết trên đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của bạn liên quan đến việc thành lập công ty. Bạn đang muốn thành lập công ty, hãy gọi cho Công ty Luật VINCO để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY LUẬT TNHH VINCO

  • Địa chỉ: Phòng 4.2, tầng 4, Ô số 22-23 LK 9, tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc, P.Vạn Phúc, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.
  • Điện thoại: 0976787119
 
Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
Đặt câu hỏi cho luật sư

Hãy đặt câu hỏi tại đây để nhận sự tư vấn từ Luật sư của VINCO

Bình luận