Ai là người có quyền yêu cầu ly hôn?

CÔNG TY LUẬT TNHH VINCO
 Luật VINCO
Mục lục [ Ẩn ]

Tôi kết hôn được 04 năm.

Hiện tại, vợ chồng tôi có 2 con chung, bé gái lớn 38 tháng tuổi, bé trai 10 tháng.

Cuộc sống chung ngày càng phát sinh nhiều mâu thuẫn, mà tôi không có cách nào giải quyết được.

Điều đó khiến cho cuộc sống và công việc của tôi bế tắc.

Tôi muốn ly hôn nhưng vợ tôi không đồng ý, và hiện tại tôi cũng đi làm xa.

Tôi muốn hỏi về người có quyền yêu cầu ly hôn theo quy định là ai và tôi có thể ủy quyền cho bố tôi yêu cầu đơn phương ly hôn được không?


Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Vinco

Với thắc mắc của bạn liên quan tới người có quyền yêu cầu ly hôn, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Các trường hợp ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về các trường hợp ly hôn và căn cứ ly hôn trong từng trường hợp.

Ở đó có đưa ra các trường hợp ly hôn cụ thể như sau:

  • Trường hợp thuận tình ly hôn
  • Trường hợp đơn phương ly hôn
  • Trường hợp ly hôn với người bị tuyên bố mất tích

Với mỗi trường hợp ly hôn như trên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 lại quy định các căn cứ ly hôn khác nhau và người có quyền yêu cầu ly hôn khác nhau.

Ai là người có quyền yêu cầu ly hôn?
Ai là người có quyền yêu cầu ly hôn?

Ai là người có quyền yêu cầu ly hôn?

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.

Trong đó xác định cụ thể các chủ thể có quyền yêu cầu ly hôn.

Cụ thể như sau:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Căn cứ vào quy định tại Điều 51 nêu trên và quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì chủ thể có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn, bao gồm:

  • Vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng
  • Cha, mẹ, người thân thích của vợ chồng

Trong từng trường hợp khác nhau thì quyền yêu cầu giải quyết ly hôn cụ thể như sau:

Trường hợp thuận tình ly hôn

Người có quyền yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là cả hai bên vợ chồng.

Trường hợp này, cả hai bên vợ chồng đã thống nhất được về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, về quyền nuôi con và chia tài sản khi ly hôn thì có quyền yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Trường hợp đơn phương ly hôn

Trường hợp này, người có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn là một trong hai bên vợ hoặc chồng.

Nếu có căn cứ cho rằng phía đối phương có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, dẫn tới hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn.

Trường hợp này, quyền yêu cầu ly hôn không phụ thuộc vào ý chí của người vợ/chồng còn lại.

Quy định này cũng áp dụng với trường hợp một bên vợ/chồng bị tuyên bố mất tích và người còn lại muốn yêu cầu ly hôn.

Khi đó, nếu có yêu cầu hợp pháp của một bên về việc ly hôn với người đã bị tuyên bố mất tích, Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết ly hôn.

Bên cạnh quy định về quyền yêu cầu ly hôn của một trong hai bên vợ/chồng hoặc yêu cầu của cả hai bên, pháp luật còn quy định dành quyền yêu cầu ly hôn cho cha, mẹ, người thân thích khác của vợ/chồng.

Khi đó, nếu có căn cứ cho rằng một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người đó có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Quy định này là hợp lý để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho một bên vợ/chồng, đảm bảo ổn định về tinh thần, sức khỏe và cả tính mạng cho bên vợ/chồng bị bạo lực và không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Trường hợp bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn

Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Hạn chế này chỉ áp dụng đối với người chồng.

Do đó, nếu người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi yêu cầu ly hôn thì Tòa án vẫn thụ lý và giải quyết theo thủ tục chung về ly hôn.

Như vậy, trường hợp hai bạn đang có con 10 tháng tuổi.

Bạn không có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn nếu vợ của bạn không đồng ý.

Và bạn cũng không thể ủy quyền cho bố của bạn hay ai khác thực hiện yêu cầu ly hôn này.

Trên đây là toàn bộ những thông tin do Luật Vinco giải đáp thắc mắc về Ai là người có quyền yêu cầu ly hôn?. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về dịch vụ, thủ tục giải quyết ly hôn nhanh quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT VINCO

Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 4.2, tầng 4, Ô số 22-23 LK 9, tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc, P. Vạn Phúc, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

Địa chỉ giao dịch: Tầng 5, số 23 Trung Kính, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. hà Nội

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 086 968 3668

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 086 968 3668

– Email: luatvinco@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bình chọn
Đặt câu hỏi cho luật sư

Hãy đặt câu hỏi tại đây để nhận sự tư vấn từ Luật sư của VINCO

Bình luận